Hôm nay bạn đi hẹn hò buổi đầu tiên? Cơ hội dẫn đến đám cưới, một phần có thể còn tùy thuộc vào sự giống nhau giữa ADN của bạn và người ấy.
Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (ngày 19/5/2014) phát hiện rằng người ta có xu hướng chọn bạn đời có những đặc điểm giống nhau về gen di truyền. Tuy hiệu ứng này chưa thật sự rõ ràng (nếu so sánh với các điểm tương đồng khác giữa hai người, ví dụ như trình độ học vấn sẽ có ảnh hưởng rõ rệt hơn nhiều), nhưng lại quan trọng để biết rằng quá trình ghép đội thật sự không phải là ngẫu nhiên về mặt gen di truyền.
HIệu ứng di truyền thậm chí còn có thể biểu hiện hay đóng góp vào sự bất công xã hội. Ví dụ như hệ thống xã hội Mỹ hiện nay có thể đã vô tình phân chia người dân theo gen, hoặc góp phần vào sự chia rẽ như được thấy trong các cấp của ADN của chúng ta.
Chọn người bạn đời
Khi bàn đến hôn nhân, người ta thường dùng thành ngữ “nồi nào úp vung đó”, và nhiều công trình nghiên cứu đã phát hiện ra người ta thường kết hôn với những người có điểm tương đồng về học vấn, tầng lớp xã hội, chủng tộc hoặc thậm chí là trọng lượng cơ thể. Hiện tượng này được gọi là ghép đôi có lựa chọn.
Câu hỏi là liệu sự khác nhau giữa ghép đôi có lựa chọn và phần còn lại có được nhìn thấy ở cấp độ gen di truyền, theo như nghiên cứu của Benjamin Domingue tại Đại học Colorado. Nhóm nghiên cứu đã xét nghiệm ADN từ dữ liệu di truyền của 825 người Mỹ da trắng (không có gốc Latin) tham gia chương trình nghiên cứu Sức khỏe và nghỉ hưu Mỹ. Học đã so sánh sự giống nhau về ADN của các cặp vợ chồng, với sự giống nhau giữa các cá nhân ngẫu nhiên và không bắt cặp.
Kết quả cho thấy các cặp vợ chồng có những đoạn ADN tương đồng nhiều hơn so với những cặp ngẫu nhiên.
Sắp xếp lại
Tuy nhiên gen đóng vai trò trong nhiều tiêu chí mà người ta thường dùng để tìm một nửa kia, bao gồm quê quán, khả năng tư duy và nhiều hơn nữa. Nhóm nghiên cứu cố gắng giải thích những yếu tố này bằng cách giới hạn trong đặc điểm địa lý mà sau đó kết quả phân tích gen vẫn giữ nguyên. Họ cũng đã khảo sát kết quả thu được trên phương diện thành tựu học vấn, vốn phần nào được quyết định bởi khả năng tư duy.
Họ phát hiện rằng sau khi giới hạn trong thành tựu học vấn, hiệu ứng gen giảm 42%. Nhìn chung, hiệu quả phân loại của trình độ học vấn mạnh gấp 3 lần phân loại theo gen.
Hiệu ứng gen của thành tựu học vấn chỉ đóng một vai trò nhỏ: Nhóm nghiên cứu thấy rằng ở một cặp vợ chồng, không quá 10% giống nhau giữa trình độ học vấn và gen di truyền.
Kết quả được giới hạn trong các cặp da trắng (không có gốc Latin) và nghiên cứu này chỉ là “bước đầu tiên” trong việc tìm ra yếu tố di truyền đằng sau quá trình chọn bạn đời. Vẫn còn có nhiều câu hỏi, ví dụ như liệu gen có giúp thuyên chuyển một người vào những môi trường – chẳng hạn như trường học hay thương trường – nơi mà họ tình cờ gặp gỡ và bắt cặp với người có chung đặc điểm gen, như thế sẽ giúp giải thích rõ ràng hơn hiệu ứng gen.
Hiểu được cách thức sự tương đồng gen tác động đến quá trình bắt cặp là rất quan trọng, bởi vì những nhà nghiên cứu gen và tiến hóa không thể suy đoán rằng gen được tổ hợp một cách ngẫu nhiên. Các nhà di truyền học thường cố gắng ước lượng sự bắt cặp không ngẫu nhiên này bằng cách so sánh với các dữ kiện của cha mẹ, tuy nhiên phương pháp này vô cùng khó khăn.
<Theo Live Science>