Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính hàng năm Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra. Đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 ca năm 2010 và dự kiến sẽ vượt 190.000 ca vào năm 2020.
Có 5 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Trong vòng 10 năm trở lại đây, ung thư phổi ở nam giới tăng nhanh trong khi ung thư vú ở nữ giới là phổ biến nhất với số người mắc tăng gấp đôi.
Nguyên nhân gây ung thư
Ung thư xuất hiện khi một loại tế bào phát triển không kiểm soát mà nguyên nhân do đột biến gen. Có 2 loại đột biến: có sẵn từ khi mới sinh ra hoặc phát sinh do lối sống.
Ung thư do lối sống
Do đột biến gen phát sinh qua thời gian
Xét nghiệm máu phát hiện được 5 loại ung thư phổ biến: gan, phổi, vú, buồng trứng,…
Đột biến gen chỉ xảy ra trong tế bào khối u
Không di truyền lại cho thế hệ sau
Khó phát hiện sớm cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng ra bên ngoài hoặc di căn đến bộ phận khác
Ung thư biết sớm trị lành
Phát hiện ung thư trễ là nguyên nhân chính gây tử vong, do đó tầm soát sớm ung thư là vô cùng cần thiết với nhiều lợi ích to lớn.
Chủ động phòng bệnh
Ung thư tuy là bệnh nan y, nhưng nó lại là thứ có thể chủ động phòng ngừa và chữa trị được nếu phát hiện sớm bằng các xét nghiệm.
Theo dõi định kỳ
Tầm soát sớm ung thư giúp bệnh nhân có kế hoạch phòng ngừa tốt hơn bằng việc theo dõi hồ sơ sức khỏe và xét nghiệm định kỳ hàng năm.
Chữa trị hiệu quả
Thống kê cho thấy, nếu được phát hiện và điều trị sớm tỉ lệ bệnh nhân ung thư sống tối thiểu 5 năm rất khả quan, 99% với ung thư tiền liệt tuyến và 93% với ung thư vú.
Gói xét nghiệm tầm soát ung thư tổng quát có thể phát hiện sớm 40+ loại ung trên gen phổ biến nhất hiện nay. ican được khuyến cáo cho các cá nhân có lối sống thiếu lành mạnh hoặc trong gia đình đã có bệnh nhân ung thư, nhằm phát hiện và chữa trị sớm khi bệnh chưa khởi phát, nâng cao cơ hội chữa lành.
An toàn vì chỉ cần lấy 5ml máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm, nhẹ nhàng êm ái không đau vì không cần chọc lấy tế bào, không làm sinh thiết mô.
Chính xác 99,9% với kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới NGS (Next Generation Sequencing) có thể phát hiện đột biến tất cả exon của gen liên quan.
Tiện lợi vì có thể thực hiện ở bất cứ độ tuổi nào (kể từ sơ sinh) và bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần thu 5ml máu tĩnh mạch là có thể làm xét nghiệm.
Thiết thực trong việc hỗ trợ điều trị trúng đích cho các bệnh nhân đã và đang mắc ung thư, từ đó giúp bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả hơn.
Xét nghiệm ican
Phát hiện 40+ loại ung thư trên gen chính xác 99,9%
ican được khuyến khích thực hiện cho tất cả mọi người nhờ tính an toàn và độ chính xác cao. Đặc biệt, cá nhân thuộc nhóm nguy cơ cao dưới đây nên được tầm soát bởi phương pháp này:
Nghiện rượu bia (thức uống có cồn) và thuốc lá
Nhiễm vi khuẩn HP, viêm gan B,…
Đã mắc ít nhất một loại ung thư
Thân nhân của bệnh nhân ung thư
Từng thực hiện phẫu thuật cắt polyp
Có lối sống không lành mạnh (thường xuyên ăn thức ăn nhanh, không hoặc ít tập thể dục, thức khuya, thường xuyên làm việc trên máy tính không nghỉ)
Thường xuyên sốt cao kéo dài không xác định được nguyên nhân
Các bước thực hiện
Đăng ký xét nghiệm tầm soát Bước 1
Thu 5ml máu tĩnh mạch Bước 2
Phân tích tại phòng xét nghiệm Bước 3
Trả kết quả sau 10 ngày làm việc Bước 4
Gen panel
Danh sách các gen được tầm soát theo từng gói dịch vụ
Gia đình tôi có người mắc ung thư đại trực tràng. Tôi chưa mắc ung thư, giờ muốn tầm soát ung thư đại trực tràng có được không?
Ung thư đại trực tràng là một loại ung thư có tính kế thừa. Do đó, nhiều người thân trong gia đình cùng mắc một loại ung thư đại trực tràng là một gợi ý cho chị nên thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng trên các gen liên quan là APC, MUTYH, PTEN, TP53, CDH1, MLH1, MSH2, MSH6, PMS2, EPCAM, STK11. Nếu anh chị của chị đã bị mắc ung thư đại trực tràng và đã điều trị, họ và con cái của họ cũng nên tầm soát để có kế hoạch phòng bệnh cũng như được chăm sóc y tế tốt hơn.
Ung thư trên gen là loại ung thư duy nhất có thể phát hiện ngay cả khi chưa hề có dấu hiệu bị bệnh và có thể phòng ngừa được.
Chị tôi bị ung thư và được kiểm tra gen BRCA1 và BRCA2. Kết quả chị có mang đột biến trên BRCA1. Tôi có cần làm tầm soát gen này không?
Ung thư vú là một trong các loại ung thư có tính kế thừa cao gây ra do đột biến gen BRCA1, BRCA2 hoặc 1 số gen khác (PALB2,PTEN, TP53, CDH1, STK11). Tỷ lệ mang đột biến BRCA là 1/300 đến 1/500. Đột biến làm gia tăng nguy cơ ung thư vú và buồng trứng ở nữ và làm gia tăng nguy cơ ung thư vú ở nam. 50% con của người mang đột biến sẽ mang đột biến này. Do đó, nếu chị gái của bạn đã có mang đột biến, bạn và các anh chị em của bạn cũng nên thực hiện tầm soát đột biến này. Nếu chị gái của bạn đã có con thì các con chị cũng nên thực hiện tầm soát BRCA1 và BRCA2 để có kế hoạch phòng ngửa và chăm sóc y tế thích hợp.
Làm sao để phát hiện ung thư sớm?
Bạn có thể thực hiện tầm soát ung thư trên gen và ung thư phát sinh do lối sống bằng một xét nghiệm máu, phát hiện được khoảng 17 loại phổ biến nhất.
Các ung thư còn lại thì vẫn tầm soát định kỳ và theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể:
- Chảy máu bất thường
- Sốt cao, có tính lặp lại không rõ nguyên nhân
- Chán ăn, sụt cân, mệt mỏi (không rõ nguyên nhân)
- Ho lâu ngày không khỏi và ngày càng gia tăng khó thở
Nguyên nhân:
- Khối u khi phát triển thường chèn ép các mô khác, gây ra vết loét dẫn đến chảy máu từ vết loét hoặc mạch máu bị vỡ (xuất huyết)
- Tế bào được xem là yếu tố "lạ" nên hệ miễn dịch thường cố tấn công để tiêu diệt gây phản ứng sốt như nhiễm trùng
- Các tế bào ung thư cạnh tranh dinh dưỡng với tế bào thường làm mất chất dinh dưỡng làm bệnh nhân chán ăn, sụt cân
- Khi tế bào ung thư khởi phát từ phổi hoặc lan tới phổi thì các phế nang không còn chỗ để lưu thông oxy, cơ thể phản ứng ho để tống dị vật (giống như là bị đờm nhớt).
Hầu hết bệnh nhân ung thư cung cấp thông tin rằng họ đi khám và phát hiện ung thư khi có triệu chứng của một hoặc vài triệu chứng trên.
Khi biết tin bị ung thư vú, tôi đã choáng váng vì còn trẻ. Nhờ phát hiện sớm và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị tôi đã vượt qua được hơn 5 năm. Được bác sĩ tư vấn, tôi đã tham khảo và tìm hiểu cẩn thận về xét nghiệm tìm đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Kết quả tôi mang đột biến gen BRCA1. Các chị em gái của tôi cũng làm xét nghiệm và hai người cũng mang gen đột biến như tôi. Có điều, nhờ biết sớm và tầm soát kỹ, hai chị em gái của tôi đã không bị ung thư vú. Tôi và các chị cũng đã tầm soát cho tất cả con gái và con trai của mình.
Chị Thu Huệ
Kiến An - Hải Phòng
Liên tiếp cha và 3 người anh chị của tôi bị ung thư đại trực tràng khiến tôi vô cùng lo lắng. Tôi đã đặt hẹn để phẫu thuật cắt đại trực tràng để tránh bị ung thư như người thân. May mắn cho tôi là bác sĩ điều trị cho biết gần đây có các kỹ thuật tầm soát ung thư trên gen và đã cho tôi làm xét nghiệm tìm đột biến. Kết quả cha và 3 người anh chị đều có cùng một đột biến gen còn tôi là người duy nhất không có đột biến trong gia đình. Đó là lý do tôi không bị ung thư giống cha và 3 người anh chị. Bác sĩ nói tôi không cần cắt đại trực tràng nữa mà nên tầm soát kỹ hàng năm.