Theo một nghiên cứu mới trên đàn ông Nhật, chiều cao thấp và tuổi thọ dài có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Hình dáng bên ngoài của những người đàn ông thấp có thể là một dạng biểu hiện của gen tuổi thọ, FOXO3, một kích thước cơ thể khiêm tốn nhưng có khả năng sinh tồn và trường thọ. Họ cũng sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư.
Nghiên cứu dựa trên Chương trình tim mạch Kuakini Honolulu (Kuakini Honolulu Heart Program-HHP) và Nghiên cứu về tuổi thọ người Châu Á – Kuakini Honolulu (Kuakini Honolulu-Asia Aging Study – HAAS), ở đàn ông Nhật, chiều cao thấp và tuổi thọ dài có mối liên hệ trực tiếp với nhau.
“Chúng tôi chia họ ra làm hai nhóm – nhóm từ 1m56 trở xuống và nhóm 1m62 trở lên,” Tiến sỹ Bradley Willcox cho biết, ông là một trong những người giám sát công trình nghiên cứu và hiện đang là giáo sư tại Đại học Hawaii. “Những người cao 1m56 trở xuống có tuổi thọ cao nhất. Kết quả thể hiện trải dài từ người cao 1m5 đến 1m8. Chiều cao càng tăng thì tuổi thọ càng giảm.”
Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm y tế Kuakini vừa đăng công trình trên tạp chí PLOS ONE, một tạp chí chuyên đề y khoa. Kết quả cho thấy hình dáng bên ngoài của những người đàn ông thấp có thể là một dạng biểu hiện của gen tuổi thọ, FOXO6, một kích thước cơ thể khiêm tốn nhưng có khả năng sinh tồn và trường thọ. Họ cũng sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư.
“Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy kích thước cơ thể có mối liên hệ trực tiếp với gen này,” Tiến sỹ Wilcox giải thích. “Chúng tôi đã nhận ra điều này từ các hình mẫu của động vật. Chúng tôi đã không biết ở con người cũng như thế. Chúng tôi có một phiên bản tương tự hoặc khác chút đỉnh của gen FOXO3 ở chuột, trùn, ruồi, và thậm chí cả con men, và tuổi thọ là một yếu tố rất quan trọng ở những loài này.”
Tiến sỹ Willcox lưu ý rằng không có một chiều cao hay độ tuổi cụ thể được xem như điểm mốc trong nghiên cứu này, một phần bởi vì “dù cho chiều cao thế nào, bạn vẫn có thể có một cuộc sống khỏe mạnh” dù cho có hay không gen FOXO3, không nên trông chờ vào một hình dạng cơ thể trường thọ được biểu hiện bởi FOXO3.
Chương trnìh Kuakini HHP bắt đầu vào năm 1965 với 8006 đàn ông Mỹ gốc Nhật sinh ra trong giai đoạn 1900 và 1919. Tình trạng sức khỏe và lối sống của những người này được theo dõi chặt chẽ qua từng năm bởi nhóm nghiên cứu.
Chương trình Kuakini là công trình nghiên cứu duy nhất về tuổi thọ của đàn ông Mỹ-Nhật có bao gồm dữ liệu về dịch tễ và lâm sàng của một nhóm mẫu trong suốt gần 50 năm. Xét trên phương diện toàn cầu, đây là công trình duy nhất lưu trữ một dữ liệu toàn diện và liên tục của một nhóm người đàn ông lớn tuổi về nhân khẩu học, lối sống và tình trạng sức khỏe, cũng như những mẫu sinh học thu thập được.
“Một trong những lý do Honolulu là địa điểm hoàn hảo để cho nghiên cứu này là vì đây là bang có số người thọ cao nhất, khi gộp với dân số còn lại, ở Hawaii. Điều này đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp tục thực hiện một trong những nghiên cứu dài hơi, lớn nhất về đàn ông lớn tuổi trên thế giới, trong chương trình Tim mạch Kuakini Honolulu,” Tiến sỹ Willcox cho hay.
Ước tính có khoảng 1200 người đàn ông trong nghiên cứu này sống đến 90 và 100 tuổi, và khoảng 250 người còn sống đến ngày nay.