Xác định trống mái chích chòe than, chào mào, vẹt,...
Làm sao xác định được chim trống mái?
Xét nghiệm ADN chim là phương pháp chính xác và thuận tiện nhất để xác định là chim trống hay chim mái. Thủ tục rất đơn giản: đặt hàng bộ kit thu mẫu ADN hoặc tự làm bộ dụng cụ này tại nhà rồi gửi đến IDNA. Mẫu ADN sẽ được phân tích trong 7-10 ngày làm việc, kết quả sẽ được gửi qua email hoặc chuyển phát nhanh bảo đảm đến địa chỉ yêu cầu. Một số loài phổ biến như: chích chòe than, chào mào, vẹt,… trong danh sách hàng trăm loài có thể xét nghiệm.
Chính xác và nhanh chóng
IDNA sử dụng phương pháp PCR để phát hiện sự hiện diện của nhiễm sắc thể trống hoặc mái trong ADN của chim. Mẫu xét nghiệm có thể thu bằng cách nhổ lông ngực của chim hoặc cắt móng chân của chim để lấy máu (mẫu máu khô trên giấy thấm chuyên dụng).
Số lượng mẫu cần thu: 3 lông tơ hoặc 2 lông cánh hoặc 2 lông ống.
Các loài khác giá 2,5 triệu/con, 7-10 ngày có kết quả.
Câu hỏi thường gặp
Mẫu lông và máu có chính xác như nhau không?
ADN có trong mọi tế bào trên cơ thể sinh vật, cho dù được lấy bằng cách nào, do đó tùy vào hoàn cảnh cụ thể của bạn, hãy thu thập loại mẫu mà bạn cảm thấy thuận tiện và dễ dàng nhất.
Mẫu lông được lấy như thế nào?
Dùng nhíp gắp 5-7 chiếc lông ở ngực rồi nhổ lấy gốc, sau đó bỏ ngay vào túi zip hay gói trong tờ giấy sạch. Lưu ý: Không lấy tay sờ vào gốc lông để tránh nhiễm mẫu, không nhặt lông đã rụng vì không đủ ADN.
Làm thế nào để lấy máu từ móng chân của chim?
Rửa sạch đồ bấm, cắt ở gốc móng sao cho vừa đủ để tạo vết thương trên tĩnh mạch rồi chấm một giọt máu trên mẫu giấy thấm chuyên dụng.
Thời gian lưu mẫu được bao lâu?
Mẫu lông hay máu khô là loại mẫu khô nên thời gian bảo quản được lâu, bạn có thể gởi trong vòng 7 ngày sau khi thu. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng mẫu được tốt nhất, bạn nên gởi mẫu đến IDNA càng sớm càng tốt.
Danh sách các loài chim
Những loài chim có thể có thể làm xét nghiệm ADN giới tính. Nếu loài bạn quan tâm không có trong danh sách, hãy liên hệ IDNA để tư vấn cụ thể.