X

Vì sao con người có thói quen uống sữa

Một ly sữa mỗi ngày cung cấp đủ calcium cho cơ thể. Ảnh: www.mineravita.com

Từ lâu sữa đã được công nhận rộng rãi là loại thức uống giàu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi, trong sữa có nhiều protein, calcium, vitamin D, patassium, các loại vitamin và khoáng chất khác. Người Nhật có câu: “Một bịch sữa chấn hưng một dân tộc”, tức là mỗi ngày uống một bịch sữa sẽ làm phát triển nòi giống.

Nguồn cung cấp calcium quan trọng

Hiện nay, cách ăn uống của người Việt Nam tuy có nhiều ưu điểm nhưng lại thiếu calcium trầm trọng, có thể nói hơn 90% người Việt Nam thiếu calcium trong bữa ăn. Thiếu calcium dẫn tới ba hậu quả: Một là đau khớp, loãng xương, xương sống có gai, đau lưng, nhức mỏi tay chân toàn thân, dễ sinh bệnh trầm uất về già. Hai là tôm lưng, càng lớn tuổi thân hình càng co rút. Ba là dễ gẫy xương, bị té là gãy xương ngay. Bình thường cơ thể con người cần 800mg calcium, nếu khẩu phần ăn uống chỉ cung cấp được 500mg, có nghĩa là đang thiếu hụt 300mg, chỉ cần bổ sung bằng một bịch sữa, vừa đủ cho 300mg.

Sữa bò chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển. Ảnh: www.theparentconsultancy.com

Nên uống sữa từ khi nào là tốt nhất

Bắt đầu uống từ khi 1 tuổi, suốt đời đừng gián đoạn. Người Châu Âu sở dĩ có thân hình cao lớn khỏe mạnh, đa phần là nhờ uống sữa. Ở Châu Á có người Nhật, trước Thế chiến thứ hai người Nhật chỉ có thân hình thấp bé, nhưng hiện nay độ cao trung bình của học sinh tiểu học, trung học ở Nhật cao hơn nhiều so với trẻ em cùng tuổi ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Đó là vì sau năm 1945, chính phủ Nhật cung cấp cho mỗi học sinh một bịch sữa vào bữa ăn trưa. Chỉ đơn giản mỗi bữa thêm bịch sữa, thế hệ này sang thế hệ khác, giờ đây người Nhật cao hơn hẳn người Việt Nam, chẳng quá đáng khi nói rằng: “Một bịch sữa chấn hưng một dân tộc”.

Sữa tươi đã giúp thay đổi cân nặng, độ cao, trí tuệ của trẻ một cách công hiệu. Ảnh: www.southwestdairyfarmers.com

Viện mồ côi ở Anh từng tiến hành nghiên cứu, họ chia trẻ mồ côi thành hai nhóm, ăn uống như nhau, nhóm A thêm bịch sữa hàng ngày, nhóm B thì không. Tới 15 tuổi các em rời viện, nhóm trẻ uống sữa hàng ngày có độ cao hơn nhóm B 2,8cm, làn da mịn màng, đôi mắt sáng, tóc bóng loáng, cơ bắp vạm vỡ, sáng dạ thông minh. Khi người ta tới nhận nuôi dưỡng, chọn toàn là em nhóm A. Qua đó cho thấy chỉ cần bổ sung sữa tươi đã giúp thay đổi cân nặng, độ cao, trí tuệ của trẻ một cách công hiệu. Nếu ngày uống 2 bịch sữa độ cao sẽ tăng tới 4,8cm.

Nên uống sữa vào thời điểm nào trong ngày

Đó là vào ban đêm, trước khi đi ngủ, vì hormon tăng trưởng chỉ tiết ra vào ban đêm, chỉ cần cho trẻ uống ly sữa thêm viên vitamin C và B tổng hợp, trẻ không những tăng cao khỏe mạnh, còn có sức đề kháng tốt, tránh xa các chứng bệnh như cảm, viêm amygdale, viêm phổi, sốt…

Triệu chứng không dung nạp lactose trong sữa

Theo số liệu thống kê từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, lượng sữa tiêu thụ tại Mỹ trong năm 2011 giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua, với hơn phân nửa tỷ lệ người trưởng thành loại bỏ hoàn toàn thức uống này ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm này, một trong số đó có thể là do nhận thức ngày càng tăng cao về triệu chứng không dung nạp lactose.

Tỷ lệ người mắc triệu chứng không dung nạp lactose (lactose intolerance – triệu chứng không thể tiêu hóa đường lacto có trong sữa) trải dài xuyên suốt các quốc gia và các dân tộc. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ người ở vùng Bắc Âu có triệu chứng này, trong khi triệu chứng không dung nạp lactose lại phổ biến trong bộ phận cư dân vùng Đông Á. Người ta ước tính khoảng hai phần ba đến ba phần tư số người trưởng thành trên thế giới không có khả năng tiêu hoá đường lactose có trong sữa.

Nên tiếp tục uống sữa ở tuổi trưởng thành

Giống như các loài động vật có vú khác, trẻ sơ sinh của loài người sản xuất ra một lượng lớn enzyme lactase giúp cơ thể tiêu hoá lactose và hấp thụ nguồn sữa giàu dinh dưỡng từ mẹ. Đến khoảng 5 tuổi, quá trình sản xuất lactase giảm xuống, phần nào giúp trẻ cai sữa.

Nên tiếp tục uống sữa ở tuổi trưởng thành. Ảnh: Shutterstock

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí PLOS Computational Biology năm 2009, vào khoảng 7500 năm trước tại miền trung Châu Âu, xuất hiện một đột biến gen làm cho một vài cá thể có khả năng sản xuất tốt lactase ngay cả khi ở độ tuổi trưởng thành. (Người ta tin rằng đột biến gen này đã có từ vài ngàn năm trước đó và trải qua một số lần phát triển).

Lời giải thích xác đáng cho quá trình lan rộng của đột biến gen này hiện nay vẫn còn bỏ ngõ. Có một giả thuyết cho rằng những người nông dân tiên phong đã cùng với gia đình rời bỏ quê hương Trung Âu đi khai phá vùng đất mới. Họ đã mang theo các loại hạt giống địa phương mà nhiều khả năng không phù hợp với môi trường mới. Vụ mùa thất thu và nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn đã biến sữa bò dần trở thành nguồn thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Những người không mang đột biến gen sẽ dần chết vì suy kiệt, trong khi những người có khả năng hấp thụ lactose trong sữa tiếp tục sống khỏe mạnh và di truyền khả năng này lại cho thế hệ đời sau.

Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng .Ảnh: www.healthguru.sg

(Wikipedia) Sữa là một chất lỏng màu trắng đục được tạo ra bởi con cái của động vật có vú (bao gồm cả động vật đơn huyệt). Khả năng tạo ra sữa là một trong những đặc điểm phân định động vật có vú. Sữa được tạo ra làm nguồn dinh dưỡng ban đầu cho các con sơ sinh ăn trước khi chúng có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Sữa được tiết ra ban đầu gọi là sữa non có chứa các kháng thể từ mẹ để cung cấp cho con non, do đó sữa non giúp con non giảm nguy cơ bị nhiễm một số bệnh. Vú của con cái của động vật có vú là một phần của cấu trúc thân thể cơ bản của động vật có vú. Sự tiết sữa chỉ diễn ra trong một số trường hợp hiếm hoi, về mặt tự nhiên và nhân tạo. Thành phần chính xác của sữa tươi khác nhau giữa các loài nhưng thành phần chính của sữa gồm: chất béo, protein, đường lactose, vitamin, khoáng chất và nước.

<Tổng hợp từ Live Science>

Annie Nguyễn:
Có thể bạn quan tâm