X

Chất béo là tác nhân thúc đẩy ung thư di căn

Ung thư di căn là nguyên nhân gây hầu hết trường hợp tử vong. Ảnh: Shutterstock

Khi khám phá ra một loại protein gây ung thư di căn, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chứng cứ mang tính đột phá cho thấy ung thư di căn được thúc đẩy bởi một chế độ dinh dưỡng giàu chất béo.

Công trình nghiên cứu được tài trợ một phần bởi Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Toàn cầu (một tổ chức từ thiện tại Vương quốc Anh) và được dẫn đầu bởi Giáo sư Salvador Aznar Benitah, tại Viện Nghiên cứu ở Barcelona (IRB), lần đầu tiên xác định được một protein đặc biệt gọi là CD36 trên các tế bào ung thư, có khả năng di căn (lan rộng). CD36 được tìm thấy trong thành tế bào của các tế bào ung thư, có chức năng hấp thụ các acid béo. Hoạt động chuyên biệt của CD36 và sự phụ thuộc vào acid béo thể hiện sự phân biệt rõ ràng giữa các tế bào di căn sơ khởi và các tế bào ung thư khác. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Nature.

Phần lớn các trường hợp tử vong khi ung thư đã bắt đầu lan rộng và các phương pháp trị liệu khó đáp ứng. Vì thế, các nhà khoa học trên toàn thế giới luôn cố gắng hiểu rõ việc làm thế nào quá trình đó xảy ra và phát triển những cách thức mới để dừng quá trình đó lại.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Benitah tìm thấy sự hiện diện của CD36 ở các tế bào ung thư di căn tại các bệnh nhân với nhiều loại khối u khác nhau bao gồm ung thư miệng, ung thư da ác tính, buồng trứng, bàng quang, phổi và ung thư vú. Để xác nhận vai trò chủ chốt của CD36 trong quá trình lan rộng của ung thư, nhóm nghiên cứu đã thêm CD36 vào các tế bào ung thư không di căn, kết quả sau đó là các tế bào này trở thành di căn.

Giáo sư Salvador Aznar Benitah. Ảnh: IRB Barcelona

Giáo sư Benitah, người đứng đầu của Phòng xét nghiệm Ung thư và Tế bào gốc tại IRB Barcelona cho biết: “Mặc dù chưa kiểm tra trên tất cả các dạng khối u, chúng tôi có thể tuyên bố rằng CD36 là một dấu hiệu chung của các tế bào di căn, đây là lần đầu tiên tôi biết rằng đó là một điểm chung đặc biệt của sự di căn.

Chúng tôi mong nghiên cứu này sẽ có một tác động lớn lên cộng đồng khoa học cũng như những bước tiến xa hơn trong nghiên cứu di căn, và chúng tôi hi vọng có thể xác nhận tiềm năng của CD36 như một phương pháp điều trị kháng di căn. Những điều như thế này không xảy ra hằng ngày”.

Tiếp theo các nhà nghiên cứu quan sát vai trò của việc nhận chất béo trong sự lan rộng ung thư. Họ cho chuột ăn bữa ăn giàu chất béo sau đó tiêm vào chúng một dạng như ung thư miệng ở người. Bữa ăn giàu chất béo làm hơn 50% chuột mang di căn rộng và thường xuyên hơn.

Họ tiếp tục kiểm tra một loại acid béo bão hòa được gọi là acid palmitic – một thành phần chính trong chất béo động và thực vật và hiện diện ở mức độ cao trong dầu cọ, một sản phẩm được sử dụng trong nhiều hộ gia đình từ bơ đậu phộng, thực phẩm chế biến sẵn cho đến cả kem đánh răng. Các nhà nghiên cứu xử lí các khối u miệng ở người với acid palmitic trong 2 ngày, sau đó tiêm chúng vào chuột được nuôi với bữa ăn tiêu chuẩn. Nhóm quan sát thấy rằng tất cả con chuột mang CD36 phát triển ung thư di căn khi so sánh với nửa còn lại không được xử lí với acid palmitic.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Benitah đã tìm ra chứng cứ thể hiện chất béo bão hòa là tác nhân thúc đẩy ung thư di căn. Ảnh: IRB Barcelona

Giáo sư Benitah cảnh báo: “Ở chuột được tiêm các tế bào ung thư người, ở đó dường như xuất hiện một mối liên kết trực tiếp giữa sự hấp thụ chất béo và sự gia tăng khả năng di căn thông qua CD36. Cần thêm nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ mối liên quan thú vị này, bởi vì tại các nước công nghiệp, mức độ tiêu thụ các acid béo bão hòa và đường ngày càng gia tang đến mức báo động. Chất béo là cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhưng việc tiêu thụ không kiểm soát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, như đã thể hiện ở một vài dạng khối u như ung thư kết tràng, và trong việc di căn như chúng ta đang chứng minh ở đây”.

Sử dụng chuột mang tế bào ung thư miệng từ người, các nhà nghiên cứu sẽ có thể chứng minh rằng nếu khóa hoàn toàn CD36 sẽ có thể ngăn ung thư di căn. Ở chuột với các tế bào ung thư đã di căn rồi, các kháng thể khóa CD36 giúp loại bỏ hoàn toàn di căn ở 20% số chuột, trong khi phần còn lại thì giảm đáng kể 80-90% di căn và thu nhỏ kích thước. Quan trọng hơn, kết quả này đạt được mà không có tác dụng phụ.

Các nhà nghiên cứu hiện nay đang phát triển các liệu pháp mới dựa trên kháng thể chống lại CD36 với tiềm năng có thể điều trị nhiều loại ung thư trong tương lai.

Tiến sĩ Lara Bennett, Quản lí Truyền thông Khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Toàn cầu nói rằng: “Chúng tôi đã hỗ trợ công việc của Giáo sư Benitah một vài năm và điều đó thật tuyệt vời khi thấy được kết quả thực sự có thể thay đổi thực trạng. Nếu nhóm nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển kháng thể này thành biện pháp điều trị cho con người thì nó có thể cứu được hàng ngàn người mỗi năm”.

Annie Nguyễn:
Có thể bạn quan tâm