X

Chơi nhạc cổ điển có giúp phát triển bộ não của trẻ?

Giáo dục âm nhạc cho trẻ cần được quan tâm khi còn nhỏ tuổi. Ảnh: Shutterstock

Những trẻ em chơi được violin hay piano có thể học tập xuất sắc hơn cả Mozart. Nhóm nghiên cứu đến từ Khoa dược trường Đại học Vermont phát hiện ra việc giảng dạy âm nhạc có thể giúp trẻ tập trung, kiểm soát cảm xúc và giảm sự lo âu. Nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry.

Giáo sư tâm thần học James Hudziak, giám đốc Trung tâm Gia đình, Thiếu niên và trẻ em Vermont, cùng các cộng sự bao gồm Tiến sỹ Matthew Albaugh và trợ lý nghiên cứu Eileen Crehan, đã gọi công trình của họ là “nghiên cứu lớn nhất về mối lên quan giữa việc chơi một loại nhạc cụ và sự phát triển của não bộ”.

Nghiên cứu này tiếp nối công trình về Sự phát triển bình thường của bộ não bằng Chụp cộng hưởng từ (MRI) của Hudziak với Viện sức khỏe quốc gia. Nhóm nghiên cứu đã dử dụng các dữ liệu này để phân tích hình ảnh bộ não của 232 trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 18.

Khi trẻ lớn lên thì vỏ não cũng bắt đầu thay đổi độ dày. Trong các phân tích dữ liệu MRI trước đây, Hudziak và các cộng sự khám phá ra sự dày thêm hay mỏng đi tại một số cùng cụ thể của vỏ não phản ánh sự xuất hiện của tình trạng lo âu và suy nhược, các vấn đề về tập trung, vấn đề về kiểm soát hành vi và bạo lực ngay cả ở những đứa trẻ khỏe mạnh. Từ nghiên cứu này, Hudziak muốn kiểm chứng liệu một hoạt động tích cực, như học âm nhạc, có thể tác động đến những vùng trên vỏ não.

Công trình này củng cố cho Phương pháp tiếp cận Vermont dựa trên gia đình, một mô hình được Hudziak tạo ra nhằm chứng minh mỗi yếu tố trong môi trường xung quanh một người trẻ tuổi – bao gồm cha mẹ, thầy cô, bạn bè, thú nuôi, các hoạt động ngoại khóa – đều đóng góp vào sức khỏe tinh thần của người đó. “Âm nhạc là một thành phần chủ chốt trong mô hình của tôi,” Hudziak cho biết.

Âm nhạc có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển bộ não của trẻ. Ảnh: Nataliya Hora / Fotolia

Nhóm nghiên cứu đã tìm được chứng cứ như họ mong đợi, quá trình chơi một loại nhạc cụ đã tác động đến những phân vùng vận động của não, bởi vì hoạt động này cần có sự điều khiển và phối hợp của vận động. Quan trọng hơn đối với Hudziak là các thay đổi ở những vùng điều-hòa-hành-vi của não. Ví dụ, âm nhạc ảnh hưởng đến độ dày của vỏ não tại những vùng liên quan đến “chức năng ra lệnh, bao gồm khả năng ghi nhớ công việc, điều khiển sự tập trung, cũng như tổ chức và hoạch định tương lai.”

Nền tảng âm nhạc của một đứa trẻ dường như cũng liên quan mật thiết với độ dày vỏ não tại “những vùng đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát kềm chế bản thân, cũng như là các phương diện về sự chuyển biến cảm xúc.” Những phát hiện này củng cố giả thuyết của Hudziak rằng violin có thể giúp giúp một đứa trẻ chống lại các chứng rối loạn thần kinh thậm chí tốt hơn cả một chai thuốc. “Chúng tôi giải quyết các vấn đề phát sinh từ những việc có hại, nhưng không không giờ cố gắng sử dụng những việc có lợi như phương pháp điều trị,” Hudziak chia sẻ.

Phương pháp này có thể khó mà thực hiện được. Theo nhóm nghiên cứu, số liệu khảo sát từ Bộ giáo dục Hoa Kỳ cho thấy ba phần tư học sinh phổ thông “hiếm khi hoặc không bao giờ” tham gia các chương trình ngoại khóa về âm nhạc hay nghệ thuật.

“Những số liệu này khi kết hợp với các kết quả chụp hình ảnh bộ não hiện nay cho thấy tầm quan trọng của việc tìm ra phương pháp giáo dục mới nhằm sớm mang âm nhạc đến với trẻ em.”

<Theo University of Vermont>

Annie Nguyễn:
Có thể bạn quan tâm