X

Lợi ích của thói quen thức khuya và dậy sớm – P2

Cú đêm chỉ những người thức khuya. Ảnh: Shutterstock
Lợi ích của thói quen thức khuya và dậy sớm – P1

Xác định một con cú đêm hay người của ban đêm

Cú đêm trái ngược với chim sáo; chúng hoạt động vào buổi tối và đi ngủ khi mặt trời bắt đầu mọc. Thuật ngữ này bắt nguồn từ các thói quen ăn đêm của loài cú. Những con cú đêm hay những người của ban đêm rất tỉnh táo sau nửa đêm và hầu hết họ có thể thức đến trước hoặc sau bình minh. Cú đêm năng động và đầy năng lượng trước khi đi ngủ vào ban đêm. Phần lớn cú đêm thích thức khuya và ưa làm việc ca đêm. Nhiều cú đêm hay gặp khó khăn để thích nghi với các hoạt động ban ngày hoặc thời gian làm việc ban ngày. Bạn là một người của ban đêm khi có các biểu hiện sau:

  • Ánh sáng là điểm yếu của bạn
  • Chim bắt đầu hót trong khi mùi hương cà phê và thịt xông khói của hàng xóm phảng phất trong không khí vào khoảng thời gian bạn đi ngủ.
  • Bạn làm việc tốt nhất vào khoảng 2:00 sáng.
  • Bất cứ ai vui vẻ và vội vàng vào buổi sáng đều không làm bạn thấy vui.
  • Bạn có thể ngủ 5-6 tiếng một đêm và vẫn có năng lượng để đạp xe vào buổi chiều nhưng thậm chí không thể nhấc nổi cây bút chì vào buổi sáng.
  • Thức khuya thì sẽ dễ ngủ gục vào ban ngày. Ảnh: istockphoto

5 lợi ích của một con cú đêm

1. Sự trì hoãn

Theo một nghiên cứu, những con cú đêm thường cảm thấy tràn đầy năng lượng và tập trung hơn vào buổi tối. Những con cú đêm sẽ tận dụng lợi thế của tác động ngược lại với chim sáo và có thể có một cái cớ để trì hoãn công việc cho đến khi mặt trời bắt đầu lặn. Họ biến trì hoãn thành hành động vào ban đêm.

2. Thông minh hơn

Một số nhà khoa học tin rằng cú đêm thông minh hơn khi so sánh với chim sáo. Một nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người tham gia có IQ thấp hơn 75 thì đi ngủ sớm trong khi những người tham gia có IQ cao hơn 125 lại đi ngủ trễ.

3. Cú đêm thường ngủ ít

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Bỉ sử dụng MRIs trong giám sát hoạt động bộ não của những người trưởng thành trẻ và khỏe mạnh, cú đêm không đòi hỏi ngủ nhiều để vận hành tốt so với chim sáo. Sau khi chim sáo và cú đêm ngủ 7 tiếng, các nhà nghiên cứu tin rằng chim sáo cần nhiều giấc ngủ hơn để vận hành khi so sánh với cú đêm.

4. Cú đêm sáng tạo hơn

Theo chuyên gia giấc ngủ Jim Horne, những người của ban đêm thường sáng tạo hơn và suy nghĩ không theo khuôn mẫu. Ông cũng thêm rằng các nhà phát minh, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ và những kiểu người sáng tạo có tính hướng ngoại khác đều là cú đêm trong khi những người của buổi sáng thường được thấy là cán bộ công chức, kế toán viên và quản lý.

5. Có nhiều kiểu ngủ linh hoạt

Trong cuốn sách của giáo sư Jim Horne “Sleepfaring: A Journey Through The Science Of Sleep” (tạm dịch: hành trình khám phá khoa học giấc ngủ), ông chỉ ra rằng những người của buổi sáng gặp khó khăn khi phải thay đổi giờ giấc ngủ hơn khi so với cú đêm. Ông cũng thêm rằng cú đêm có thể dễ dàng điều chỉnh đồng hồ sinh học của họ trong vài đêm nếu họ cần trở thành một người của buổi sáng.

Cú đêm làm việc hiệu quả nhất khi phố phường lên đèn. Ảnh: Shutterstock

Các chức năng não của chim sáo và cú đêm

Các nhà khoa học và chuyên gia tại trường Đại học Alberta đã tìm ra rằng có nhiều sự khác nhau tiêu biểu giữa chim sáo và cú đêm. Các nhà thần kinh học tại Khoa Giáo dục thể chất và Phục hồi đã nghiên cứu 2 nhóm người – những người thức dậy sớm với năng suất cao hơn vào ban ngày và những người được định năng động hơn vào ban đêm. Các đối tượng nghiên cứu được nhóm lại sau khi thực hiện một bảng câu hỏi tiêu chuẩn liên quan đến thói quen của họ. Các nhà khoa học đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ, hướng dẫn mô phỏng não trong thử nghiệm các mô-men xoắn cơ và kích thích tủy sống và đường dẫn não. Kết quả cho thấy não bộ của chim sáo năng động nhất vào lúc 9 giờ sáng và từ từ giảm dần đến cuối ngày. Đối với những con cú đêm, điều này hoàn toàn ngược lại. Não của những con cú đêm hoạt động mạnh nhất lúc 9 giờ tối và từ từ giảm khi gần hết đêm.

Các chuyên gia và các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng những người của buổi tối có thể chất mạnh hơn trong cả ngày, thậm chí thể lực tối đa cũng ngang bằng những người của buổi sáng. Các đường phản xạ đi qua tủy sống tăng lên trong ngày với chim sáo và cú đêm. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các chức năng hệ thống thần kinh là khác nhau và có ý nghĩa trong việc tối đa hóa hoạt động của con người. Cuộc nghiên cứu và các kết quả đã được công bố trên số ra tháng Sáu của tạp chí Journal of Biological Rhythms với nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà thần kinh học Dave Collins, kỹ thuật viên Alex Ley và sinh viên Olle Lagerquist và Alex Tamm.

Là cú đêm hay chim sáo đều có những lợi ích riêng. Bạn chỉ cần tận dụng những lợi thế để đạt được năng suất cao hơn và thành công hơn.

Thẻ: Sống khỏe
Annie Nguyễn:
Có thể bạn quan tâm